Vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là vận chuyển hàng hóa quốc tế.
Sau đây là danh sách Top 20 các hãng tàu lớn nhất thế giới 2022 mà Cường Quốc Logistics thu nhập được. Mời quý đọc giả cùng đón xem.
1. MSC
Công ty vận tải quốc tế MSC được thành lập vào năm 1970 tại Thụy Sĩ. Nhờ chiến lược thu mua nhiều tàu cũ, hãng tàu MSC đã bổ sung cho đội tàu của mình gần 100 chiếc tàu trong 1 năm. Hiện tại, MSC có tổng cộng 650 chiếc tàu với sức tải 4,573,404 TEU.
Theo thống kê năm 2022, MSC đã vượt mặt Maersk, trở thành hãng tàu có sức chứa hàng hóa lớn nhất thế giới. Đây là một trong các hãng tàu lớn nhất thế giới được thống kê vào năm 2022.
2. MAERSK
Đứng thứ hai trong bảng xếp hạng các hãng tàu lớn nhất thế giới chính là Maersk. Maersk là tên viết tắt của Maersk Line hay còn gọi là Maersk Sealand, một công ty vận tải cont quốc tế của Đan Mạch.
Maersk được biết đến rất sớm, từ năm 1904. Hiện nay, hãng tàu này đang sở hữu 738 tàu cont với sức chứa khoảng 4,241,439 TEU.
Trước khi rơi xuống hạng thứ hai sau MSC, Maersk đã giữ vững ngôi vị thứ nhất trong danh sách các hãng tàu lớn nhất thế giới trong nhiều năm liền.
3. CMA
CMA CGM là một trong các hãng tàu lớn nhất thế giới, là công ty vận chuyển hàng đầu của Pháp, thành lập vào năm 1978. Hãng tàu này ra đời trong bối cảnh hàng loạt phi vụ sáp nhập giữa các tập đoàn vận tải biển đã thành lập trước đó.
Năm 2022, hãng tàu này đã vươn lên vị trí thứ 3 trong Top 10 các hãng tàu lớn nhất thế giới. Hiện tại, CMA CGM sở hữu đội tàu hơn 568 chiếc, hoạt động trên 420 cảng tại 150 quốc gia khác nhau. Tổng sức chở của CMA CGM lên tới 3,372,589 TEU.
4. COSCO
China Ocean Shipping Company hay còn gọi là COSCO, là tập đoàn Vận tải biển Trung Hoa. Đây là một trong các hãng tàu lớn nhất thế giới, đứng thứ 4 toàn cầu. Cosco là một trong những tập đoàn hùng mạnh, nắm trong tay hàng hoạt công ty vận tải Container. Tập đoàn này thuộc sở hữu của Nhà nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa, có trụ sở chính tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
COSCO bị tụt một hạng so với năm 2021, hiện đang ở vị trí thứ tư toàn cầu về tổng sức tải hàng hóa.
Hãng tàu này có hoạt động trải dài trên 40 quốc gia với đội tàu khoảng 480 tàu Container, sức chứa khoảng 2,867,969 TEU. Tuy nhiên, trong năm tới, thứ hạng này sẽ sớm thay đổi khi đơn đặt hàng của họ có thêm 600,000 TEU sẽ được bổ sung vào công suất của công ty.
5. Hapag – Lloyd
Hapag-Lloyd AG là một công ty vận tải container và hàng hải quốc tế của Đức. Vào năm 1970, Hapag-Lloyd được thành lập thông qua sự hợp nhất của Hamburg-American Line và North German Lloyd.
Hãng tàu này là sự liên minh của 2 ông lớn trong ngành vận tải biển trước đó là: Hamburg – American Line và Norddeutscher Lloyd.
Hiện nay, đội tàu mà Hapag – Lloyd đang vận hành là 250 tàu với tổng tải hàng hóa đạt gần 1.8 triệu đơn vị TEU.
6. Evergreen
Evergreen Marine Corporation là công ty vận tải và vận tải container có trụ sở chính tại quận Lô Trúc, Đào Viên, Đài Loan.
Evergreen Marine Corporation đứng vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng các hãng tàu lớn nhất thế giới.
Đây là hãng tàu vô cùng nổi tiếng của Đài Loan được thành lập từ những năm 1968. Hiện nay, Evergrenn có các văn phòng được thành lập khắp nơi trên toàn thế giới với công suất hoạt động của hơn 204 tàu container và sức chở container là 1.632,647 TEU.
7. Ocean Network Express (ONE)
Liên minh hãng tàu Ocean Network Express thành lập vào năm 2017, tích hợp từ 3 công ty vận tải lớn là MOL, “K” -Line và NYK. ONE được thành lập tại Nhật Bản nhưng có trụ sở hoạt động chính tại Singapore.
Phạm vi hoạt động chính của ONE nằm ở khu vực Châu Á, Châu Phí và Châu Mỹ La Tinh.
Hiện liên minh này có 209 tàu với sức chở container 1,527,159 TEU. ONE là một trong những công ty liên minh vận tải container, đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng các hãng tàu lớn nhất thế giới.
So với năm 2021, công suất TEU của hãng đã giảm 2% chủ yếu do số lượng tàu thuê giảm.
8. HMM
HMM với tiền thân là Hyundai Merchant Marine. Đây là hãng tàu vận tải hàng đầu có trụ sở tại Hàn Quốc. Đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng các hãng tàu lớn nhất thế giới.
HMM sở hữu đội tàu gồm 75 chiếc với sức chở hàng hóa trên 818,063 TEU.
Đây là một trong 20 công ty vận tải biển hàng đầu thế giới, chiếm thị phần lớn nhất trong xuất khẩu của Hàn Quốc. HMM Co. LTD. đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc.
9. Yang Ming
Yang Ming Marine Transport Corporation là một công ty vận tải container của Đài Loan có trụ sở tại Keelung, Đài Loan.
Yang Ming là một hãng tàu nổi tiếng tại Đài Loan. Đây được coi là một trong những hãng tàu lâu đời và lớn nhất trên toàn cầu.
Được thành lập vào năm 1972, Yang Ming cung cấp các dịch vụ trên khắp Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Úc với đội tàu cont khoảng 90 tàu, có sức chở lên tới 707,354 TEU. Yang Ming được xếp thứ 9 trong bảng xếp hạng các hãng tàu lớn nhất thế giới.
>>> Xem thêm: Container là gì? Có mấy loại container
10. ZIM
ZIM Integrated Shipping Services Ltd., thường được gọi là ZIM, là một công ty vận chuyển hàng hóa quốc tế của Israe.
ZIM được thành lập vào năm 1945 với tên gọi ZIM Palestine Navigation Company Ltd.
Năm 2022, ZIM sở hữu đội tàu gồm 111 tàu với tổng sức chở container là 538,189 TEU. Năm 2021, hãng tàu này đã bổ sung hơn 30 tàu vào đội tàu của mình, trở thành một trong 10 công ty vận tải container hàng đầu trên thế giới.
11. Wan Hai Lines
Vị thứ 11 trong bảng xếp hạng các hãng tàu lớn nhất thế giới không thể không kể đến Wan Hai Lines. Wan Hai Line Ltd là một công ty tư nhân cung cấp nhiều giải pháp. Các dịch vụ của công ty này bao gồm vận chuyển và hậu cần quốc tế, khai thác bến cảng container, dịch vụ cho thuê tàu và container, kinh doanh tàu và container.
Wan Hai được thành lập vào năm 1965 tại Đài Loan, Trung Quốc.
Hiện, Wan Hai đang điều hành một đội gồm 72 tàu sở hữu và 24 tàu thuê. Năm 2022, tổng sức chở cont của Wan Hai khoảng 429,635 TEU.
12. PIL (Pacific Int. Line)
Đứng thứ 12 trong bảng xếp hạng các hãng tàu lớn nhất thế giới là PIL. Pacific International Lines (PIL) là một công ty vận tải quốc tế tập trung chủ yếu vào vận chuyển container. Hạm đội PIL bao gồm 153 tàu và phục vụ hơn 500 địa điểm trên khắp thế giới.
Các tuyến đường chính của công ty là giữa Châu Á, Châu Phi và Trung Đông, nhưng nó cũng dừng ở Bắc Mỹ, Biển Đen, Úc, New Zealand và Ấn Độ.
Ngoài vận chuyển container, PIL cũng cung cấp các giải pháp liên quan đến sản xuất container, quản lý chuỗi cung ứng, hậu cần và tái chế tàu.
13. SITC (Shandong International Transportation Corporation)
SITC là hãng tàu xếp hạng thứ 13 trong top 20 các hãng tàu lớn nhất thế giới. SITC cung cấp cho khách hàng quốc tế các giải pháp vận tải và hậu cần tích hợp. Công ty có hai phân khúc dịch vụ. Đầu tiên là dịch vụ hậu cần vận tải đường biển cung cấp dịch vụ vận tải biển. Phân khúc thứ hai là dịch vụ hậu cần trên đất liền, cung cấp các giải pháp giao nhận hàng hóa, kho bãi, kho bãi và vận tải đường bộ tích hợp ở châu Á.
Các hoạt động khác của SITC bao gồm nắm giữ đầu tư, giữ tàu và thuê tàu. Công ty cũng cung cấp dịch vụ đại lý tàu biển thông qua các công ty con.
SITC được thành lập vào năm 1991 tại Hồng Kông, Trung Quốc.
14. KMTC (Korea Marine Transport Company)
Đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng các hãng tàu lớn nhất thế giới không thể không kể đến KMTC. KMTC là một trong những nhà cung cấp giải pháp vận chuyển container lớn nhất tại Hàn Quốc và có trụ sở tại Busan, Incheon và Ulsan. KMTC được thành lập từ năm 1954.
Công ty này phục vụ 30 cảng ở Nhật Bản và 16 cảng ở Trung Quốc. Ngoài ra, KMTC có 22 mạng lưới toàn cầu ở Đông Nam Á, bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia.
Bến container của công ty tại Cảng Ulsan cũng tăng khả năng thực hiện các hoạt động xếp dỡ và đóng tàu hiệu quả.
15. IRISL Group (Islamic Republic Of Iran Shipping Lines)
IRISL Group là hãng vận tải hàng hải quốc gia của Iran, được thành lập từ năm 1979. Các hoạt động chính của công ty bao gồm vận tải container, vận chuyển hàng hóa, quản lý tàu và dịch vụ vận chuyển ở Biển Caspi. Các khu vực khác mà IRISL Group phục vụ bao gồm Vịnh Ba Tư, Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương và Hoàng Hải.
Công ty sở hữu một đội tàu gồm 87 tàu viễn dương. Ngoài ra còn có 28 tàu thuộc sở hữu của các công ty con của IRISL Group, đó là Khazar Sea Shipping Lines, Multi-Modal Transportation và Valfajr Shipping Company.
16. UniFeefer
Unifeeder là một công ty container có trụ sở tại Đan Mạch, hoạt động trên các tuyến đường giữa Gothenburg và Hamburg, Rotterdam và Bremerhaven.
Theo Unifeeder, công ty có mạng lưới lớn nhất ở Bắc Âu. Unifeeder hoạt động tại 45 cảng ở Tây Âu, cung cấp các giải pháp tận nơi cho các quốc gia bị cấm vận trên đất liền như Thụy Sĩ và Áo.
Unifeeder tập trung vào các giải pháp vận chuyển container an toàn và hiệu quả về chi phí, đặc biệt là trên những quãng đường dài. Nhiều doanh nghiệp ở các quốc gia như Ireland và Nga ưa thích dịch vụ container của Unifeeder hơn là vận tải đường sắt và đường bộ.
>>> Xem thêm: CO là gì? Những điều cần biết về CO
17. X- Press Feeders Group
X-Press Feeders là một hãng vận tải cung cấp các dịch vụ vận chuyển và hậu cần quốc tế. Công ty khai thác các đường bay ở Trung Đông, Châu Á, Caribê, Trung Mỹ, Địa Trung Hải và Châu Âu.
X-press Feeder sở hữu đội tàu gồm 110 chiếc.
Công ty có trụ sở chính tại Singapore, nhưng cũng có văn phòng tại Dubai, Hamburg, Barcelona, Southampton và Panama.
18. Zhonggu Logistics Corp.
Zhonggu Logistics Corporation là một công ty hậu cần ven biển của Trung Quốc tập trung vào vận chuyển container. Công ty có đội tàu gồm 60 tàu, hơn 150.000 container tiêu chuẩn và khai thác các tuyến quốc tế. Công ty cũng dừng lại ở hơn 100 tuyến đường thương mại lớn.
Công ty mẹ của Zhonggu Logistics đã hoạt động trong ngành công nghiệp container ven biển từ năm 2003 và duy trì tốc độ tăng trưởng 30% mỗi năm.
19. TS Lines
TS Lines hiện đang khai thác tổng cộng 36 tàu thuê. Công ty là hãng vận tải lớn thứ 19 trên thế giới và là công ty vận tải đường biển lớn thứ tư của Đài Loan.
TS Lines có thể vận hành các tàu container của mình theo khung thời gian đã định và các cảng thông thường. Đây là một trong các hãng tàu lớn nhất thế giới, đứng thứ 19 trong tổng 20 hãng tàu toàn cầu.
20. Antong Holding (QASC)
Antong Holdings Co Ltd được thành lập năm 1998, là một công ty có trụ sở tại Trung Quốc, chủ yếu thực hiện các dịch vụ vận tải hàng hóa, hậu cần, quản lý tàu, giao nhận hàng hóa và các giải pháp kho bãi. Công ty chủ yếu hoạt động ở thị trường nội địa và không ghé qua các cảng và địa điểm quốc tế.
Antong Holdings trước đây là Hắc Long Giang Heihua Co và là công ty vận tải container nội địa lớn nhất tại Trung Quốc. Công ty cũng là tập đoàn mẹ của hãng vận tải địa phương Trung Quốc Ansheng Shipping. QASC cũng lọt top 20 các hãng tàu lớn nhất thế giới, được công bố vào năm 2022.
>>> Xem thêm: Packing list là gì? Vai trò của Packing list trong xuất nhập khẩu
Kết luận
Trên đây là danh sách Top 20 các hãng tàu lớn nhất thế giới 2022. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi.
Truy cập website Cường Quốc Logistics để cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích mỗi ngày bạn nhé!
Công ty TNHH Giao nhận vận tải Cường Quốc
Địa chỉ trụ sở: 68/18 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM.
Văn phòng: Tầng 7, Tòa Nhà Parami, 140 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0972 66 71 66
Email: info@cuongquoclogistics.com
Website: https://cuongquoclogistics.com