• Call: 0972.66.71.66
  • Email: info@cql.com.vn
EN VI

Thủ tục nhập khẩu máy móc cũ chi tiết nhất

Trang chủ » Kiến thức » Thủ tục nhập khẩu máy móc cũ chi tiết nhất

Bên cạnh các mặt hàng thông thường, các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam vẫn có thể nhập khẩu các loại hình máy móc cũ để sử dụng. Thủ tục nhập khẩu máy móc cũ như thế nào? Cần những giấy tờ gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau của chúng tôi.

HS code máy móc cũ

Bước đầu tiên khi tiến hành thực hiện thủ tục nhập khẩu máy móc cũ chính là tra cứu HS code của loại hàng hóa đó. Khi xác định được mã số HS code của các loại máy móc cũ, doanh nghiệp sẽ nắm được quy định và chính sách áp dụng. Đồng thời hiểu được nghĩa vụ đóng thuế đối với mặt hàng máy móc đó.

Đối với máy móc cũ, doanh nghiệp có thể tham khảo mã HS Code thuộc chương 84 và 85.

  • Chương 84: Mã HS code của mặt hàng nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí.
  • Chương 85: Mã HS code của máy điện, máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo âm thanh và hình ảnh, truyền hình.
HS code máy móc cũ
HS code máy móc cũ

Việc xác định chi tiết về mã HS Code của hàng hóa còn phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo của loại hàng hóa đó. Theo quy định hiện nay, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan.

Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.

>>> Xem thêm: Container open top và những điều cần biết

Điều kiện nhập khẩu máy móc cũ

Để làm thủ tục nhập khẩu máy móc cũ từ nước ngoài về Việt Nam, doanh nghiệp nhập khẩu phải bắt buộc đáp ứng các yêu cầu sau:

– Máy móc cũ có tuổi đời không vượt quá 10 năm. Tuổi của máy móc cũ nhập khẩu đã được quy định rõ tại Phụ lục I của Quyết định 18/2018/QĐ-TTg. Theo đó: Tuổi thiết bị = Năm nhập khẩu – Năm sản xuất.

– Nếu tuổi máy móc đã qua sử dụng đã vượt quá số năm quy định nhưng hiệu suất sử dụng vẫn đạt ít nhất 85% so với hiệu suất ban đầu, và doanh nghiệp đang tiến hành hoạt động sản xuất trong nước thì máy móc đó vẫn được nhập khẩu.

Điều kiện nhập khẩu máy móc cũ
Điều kiện nhập khẩu máy móc cũ

– Những loại máy móc được sản xuất theo quy chuẩn sau:

  • Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn và mức tiêu thụ năng lượng, bảo vệ môi trường.
  • Nếu như không có tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến máy móc, thiết bị bắt buộc phải được sản xuất theo chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia hoặc đáp ứng tiêu chuẩn của các nước là thành viên của khối G7.

– Những loại máy móc đã qua sử dụng không được phép nhập khẩu nếu thuộc các trường hợp sau:

  • Các nước xuất khẩu đã công bố loại bỏ máy móc này do lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường.
  • Các máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ không đáp ứng yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật.

Thuế nhập khẩu máy móc cũ

Khi làm thủ tục nhập khẩu máy móc cũ, doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ liên quan đến thuế. Cụ thể:

  • Thuế VAT ở mức 10%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi sẽ có mức riêng dành cho từng loại máy móc cụ thể

Đặc biệt, nhờ vào việc ký kết hiệp định tự do thương mại của Việt Nam và các nước trên thế giới. các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt khi nhập khẩu mặt hàng máy móc cũ về Việt Nam.

>>> Xem thêm: Container packing list là gì?

Thủ tục nhập khẩu máy móc cũ chi tiết nhất

Theo quy định, khi nhập khẩu máy móc cũ, doanh nghiệp phải thực hiện theo thủ tục nhập khẩu máy móc cũ sau đây:

Hồ sơ nhập khẩu máy móc cũ

Hồ sơ hải quan nhập khẩu bao gồm:

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Bill of lading (Vận đơn)
  • Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
  • Tờ khai hải quan

Ngoài ra, khi nhập khẩu hàng hóa máy móc cũ, doanh nghiệp cần thực hiện giám định tình trạng máy móc. Ngoài các giấy tờ kể trên, doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm:

  • Đơn đăng ký giám định với tổ chức giám định được Bộ KHCN chỉ định
  • Chứng thư giám định của lô hàng
  • Trường hợp không có QCVN thì phải có giấy xác nhận năm sản xuất nhà máy tại nước xuất và có xác nhận của lãnh sự quán Việt Nam tại nước đó.
Thủ tục nhập khẩu máy móc cũ chi tiết nhất
Thủ tục nhập khẩu máy móc cũ chi tiết nhất

Quy trình nhập khẩu máy móc cũ

Khác với nhập khẩu máy móc mới, quy trình nhập khẩu máy móc cũ phải trải qua bước kiểm tra giám định tuổi của các thiết bị.

Việc giám định tuổi của các thiết bị sẽ được tiến hành song song với thủ tục nhập khẩu máy móc. Hồ sơ để đăng ký giám định tuổi thiết bị sẽ tùy thuộc vào mỗi trung tâm giám định khác nhau.

Quy trình nhập khẩu máy móc cũ gồm các bước sau:

Bước 1. Khai tờ khai hải quan

Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs máy móc, thiết bị, công nghệ đã qua sử dụng. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

Bước 2. Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ báo kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Đối với mặt hàng máy móc cũ, kết quả phân luồng luôn là luồng đỏ .

Đối với thiết bị, máy móc, ng nghệ cũ thì đến bước này phải làm thêm giám định năm tuổi. Quy trình thủ tục giám định phụ thuộc vào trung tâm giám định.

Bước 3. Thông quan tờ khai hải quan

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.

Bước 4. Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng

Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho. Trên đây là bốn bước cơ bản thông quan máy móc cũ, thiết bị, dây chuyền đã qua sử dụng.

Lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu máy móc cũ

Khi làm thủ tục nhập khẩu máy móc cũ từ nước ngoài về Việt Nam, doanh nghiệp cần chú ý những điểm sau:

  • Khi doanh nghiệp trình giấy tờ lên Hải quan, văn bản đăng ký dịch vụ giám định máy móc cần có sự xác nhận của tổ chức giám định được chỉ định. Khi đó, doanh nghiệp sẽ có quyền đưa lô hàng về kho để tiến hành công tác bảo quản.
  • Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày lô hàng được đưa về bảo quản, doanh nghiệp phải trình được chứng thư giám định lên cơ quan hải quan.
  • Nếu kết quả giám định không đạt yêu cầu, doanh nghiệp nhập khẩu lô hàng sẽ vi phạm hành chính và bị xử lý theo quy định của cơ quan chức năng.

>>> Xem thêm: Top 20 các hãng tàu lớn nhất thế giới 2022

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về thủ tục nhập khẩu máy móc cũ và những hạn chế cần lưu ý trong quá trình nhập khẩu. Nếu có thắc mắc về quy trình và cách thức nhập khẩu, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với hotline 0972 66 71 66 để được giải đáp chi tiết. 

Theo dõi Cường Quốc Logistics để cập nhật thêm những tin tức hữu ích!


Công ty TNHH Giao nhận vận tải Cường Quốc

Địa chỉ trụ sở: 68/18 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM.

Văn phòng: Tầng 7, Tòa Nhà Parami, 140 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0972 66 71 66

Email: info@cuongquoclogistics.com

Website: https://cuongquoclogistics.com/ 

0972.66.71.66 0972667166