• Call: 0972.66.71.66
  • Email: info@cql.com.vn
EN VI

Bill of Lading và vai trò của B/L trong xuất nhập khẩu

Trang chủ » Kiến thức » Bill of Lading và vai trò của B/L trong xuất nhập khẩu

Trong vận tải hàng hóa, Bill of Lading là một trong các chứng chỉ quan trọng, ảnh hưởng đến việc trao đổi hàng hóa giữa các bên: bên giao hàng, bên vận chuyển, bên nhận hàng,…Bill of Lading là gì? Vai trò của chúng như thế nào? Cùng tìm hiểu của chia sẻ sau:

Khái niệm Bill of Lading

Vận đơn đường biển (viết tắt là B/L – Bill of Lading) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận.

Bill of Lading là một trong các chứng từ quan trọng giữa các bên. Cụ thể: giữa người gửi hàng với người vận tải, giữa người gửi hàng với bên nhận hàng. B/L như là một bằng chứng về quá trình giao dịch nhận hàng hóa giữa các bên, có hợp đồng chuyên chở. 

Khái niệm Bill of Lading
Khái niệm Bill of Lading

Nội dung chính trên B/L 

Thông tin trên vận đơn đường biển Bill of Lading bao gồm: 

  • Tiêu đề của vận đơn: Bill of Lading, hoặc không cần ghi tiêu đề
  • Tên người chuyên chở (Shipping Company, Carrier): tên công ty hay hãng vận tải
  • Tên địa chỉ của Người giao hàng (Shipper, Consignee, Sender): thường là bên bán
  • Người nhận hàng (Consignee): Nếu là vận đơn đích danh, ô này sẽ ghi tên và địa chỉ của người nhận hàng, nếu là vận đơn vô danh thì sẽ ghi “to (the) order”, “to (the) order of…”
  • Bên được thông báo (Notify Party): ghi tên và địa chỉ của người nhận hàng hoặc ngân hàng mở L/C, để thông báo về thông tin hàng hóa, hành trình con tàu.
  • Nơi nhận hàng (Place of Receive)
  • Cảng bốc hàng lên tàu (Port of Loading)
  • Cảng dỡ hàng (Port of Discharge)
  • Nơi giao hàng (Place of Delivery)
  • Tên con tàu và số hiệu con tàu (Vessel and Voyage No.)
  • Số lượng B/L bản chính được phát hành (Number of Original)
  • Mã ký hiệu hàng hóa và số lượng (Marks and Numbers)
  • Số lượng và loại kiện hàng (Number and kind of Packages)
  • Mô tả hàng hóa (Description of Goods)
  • Trọng lượng tổng (Gross Weight) Trọng lượng bao gồm cả bì
  • Trọng lượng tịnh (Net Weight)
  • Ngày và nơi ký phát vận đơn

>>> Xem thêm: Container open top và những điều cần biết

Chức năng của B/L

Thông thường, Bill of Lading sẽ có 03 chức năng chính như sau: 

  • B/L là vận đơn xem như biên nhận của bên chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng, đại lý hoặc người làm thuê cho chủ tàu) giao lại cho bên gửi hàng, xác nhận số lượng, chủng loại, tình trạng hàng hóa mà bên chuyên chở nhận lên tàu. 
  • B/L là bằng chứng cho những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển, có giá trị pháp lý. Nếu các bên vận chuyển xảy ra vấn đề tranh chấp, B/L sẽ là bằng chứng có hiệu lúc để giải quyết tranh chấp.
  • B/L là bằng chứng xác nhận chứng từ về quyền sở hữu hàng hóa đối với những hàng hóa được đề cập đến trong các loại vận đơn đường biển. Bên nào sở hữu vận đơn gốc thì quyền sở hữu các hàng hóa được đề cập trong phân loại vận đơn gốc thuộc về bên đó. Loại vận đơn gốc này có thể thực hiện giao dịch mua bán.
Bill of lading
Bill of lading

>>> Xem thêm: Quy định về vận tải hàng siêu trường siêu trọng

Phân loại B/L

Bill of Lading được phân loại dựa trên các tiêu chí sau:

Căn cứ vào tính chất sở hữu

Dựa theo tính chất sở hữu, B/L được chia thành 2 loại là vận đơn đích danh và vận đơn theo lệnh. 

  • Vận đơn đích danh (Straight B/L): là vận đơn mà trên đó ghi rõ tên, địa chỉ người nhận hàng, và nhà chuyên chở chỉ giao hàng cho người có tên trên vận đơn đó.
  • Vận đơn theo lệnh (To order B/L): là vận đơn được ký hậu ở mặt sau của tờ vận đơn.
  • Chia theo cách ai là người ký hậu vận đơn thì có ba loại vận đơn theo lệnh đó là:

+ To order of a named person (The lệnh của một người đích danh nào đó): Với vận đơn này hàng sẽ được giao theo lệnh của người, công ty hay tổ chức nào đó được ghi trong cột “Consignee” hoặc “To order of ” của vận đơn bằng cách người đó sẽ ký hậu vào mặt sau của vận đơn và ghi tên người nhận hàng vào đó. 

+ To order of an issuing bank (Theo lệnh của ngân hàng phát hành): Tương tự với “To order off a named person” B/L nhưng thay vào đó là ngân hàng được ghi trên vận đơn sẽ ký hậu vào mặt sau của vận đơn. 

+ To order of shipper (Theo lệnh của người gửi hàng): Với vận đơn này thì hàng sẽ được giao cho người được chỉ định của người ký hậu chính là gửi hàng (shipper). Đôi khi theo tập quán vận đơn chỉ viết cần viết “To order” thì đương nhiên được hiểu đó là theo lệnh của người gửi hàng.

  • Vận đơn giao hàng cho người cầm đơn (To bearer B/L): là vận đơn không ghi tên người nhận hàng, do đó bất cứ ai cầm vận đơn này đều trở thành chủ sở hữu của vận đơn và hàng hóa ghi trên vận đơn.

Căn cứ vào phê chú

Phê chú là những chú thích được đánh dấu trên vận đơn. Nếu không có phê chú gì về hàng hóa hoặc bao bì, đồng nghĩa với việc hàng hóa được giao trong tình trạng tốt. Căn cứ vào phê chú, B/L được chia thành 2 loại vận đơn: Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L) và Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L hay Dirty B/L):

  • Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): là vận đơn không có ghi chú xấu rõ ràng về hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa.
  • Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L hay Dirty B/L): Loại vận đơn này thể hiện tình trạng hàng hóa bên ngoài không phù hợp với hình thức đi biển hoặc hàng hóa không đảm bảo chất lượng. 

Căn cứ vào pháp lý

  • Vận đơn gốc (Original Bill of Lading): là vận đơn được ký bằng tay, có thể có hoặc không có dấu “Original” và có thể giao dịch, chuyển nhượng được.
  • Vận đơn bản sao (Copy Bill of Lading): là vận đơn bản phụ của vận đơn gốc, không có chữ ký tay, thường có dấu “Copy” và không giao dịch chuyển nhượng được (non-negotiable).

Căn cứ vào hành trình, cách thức vận chuyển

Căn cứ vào hành trình và cách thức vận chuyển, có thể chia thành các loại B/L như:

  • Vận đơn đi thẳng (Direct Bill of Lading): Hàng hóa sẽ được chuyển bốc trực tiếp từ cảng bốc đến cảng dỡ mà không phải sử dụng quá trình vận tải. 
  • Vận đơn chở suốt (Through Bill of Lading): Hàng hóa sẽ chuyển qua một tàu trung gian khác trước khi đến địa chỉ để bốc dỡ. 
  • Vận đơn đa phương thức (Multimodal Bill of Lading): Hàng hóa được vận chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau. Cụ thể: đường thủy, đường bộ, đường hàng không, đường sắt,…
Bill of lading
Bill of lading

Căn cứ vào nhà phát hành

  • Đơn vị vận chủ phát hành: Vận đơn Master Bill of Lading do hãng tàu nhận vận chuyển phát hành ra. 
  • Vận đơn nhà: Vận đơn House Bill of Lading do bên Forwarder cấp cho đơn vị vận chuyển,

Những lưu ý khi sử dụng B/L trong xuất nhập khẩu

Khi sử dụng Bill of Lading, bạn cần lưu ý những điểm sau: 

  • Kiểm tra form mẫu Bill of Lading
  • Xác minh thông tin địa chỉ cụ thể
  • Xác minh rõ hàng hóa
  • Không chứa các điều khoản thương mại
  • Hóa đơn gốc phải được phát hành đúng số, được đánh dấu thích hợp

Ngoài ra, một số thông tin cần thiết mà doanh nghiệp phải quan tâm như: 

Tính pháp lý của vận đơn

Vận đơn chủ yếu dùng trong công tác vận chuyển hàng hóa từ bên giao đến bên nhận hàng. Do đó, vận đơn phải đảm bảo tính pháp lý chắc chắn. 

Khi hàng hóa xảy ra các hiện tượng mất mát, hư hỏng, sẽ được giải quyết dựa trên các thông tin ghi trên vận đơn. 

Do đó, trong quá trình làm vận đơn cần đảm bảo tính pháp lý đúng đắn, chính xác để làm căn cứ cho các bên. 

Thông tin của vận đơn

Trên vận đơn có đầy đủ các thông tin cần thiết. Nhiệm vụ của bạn chính là kiểm tra các thông tin ghi trên đó, hạn chế thiếu sót để gây nên tranh chấp sau này. Các thông tin cần chú ý trên vận đơn bao gồm thông tin liên quan đến chủng loại hàng hóa, số lượng hàng hóa, ngày giao dịch, ký xác nhận hàng,…

>>> Xem thêm: Container packing list là gì?

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về Bill of Lading. Những thông tin trên B/L là các thông tin có vai trò quan trọng giữa các bên vận chuyển.

Theo dõi Cường Quốc Logistics để cập nhật những thông tin hữu ích khác. 

——-

Công ty TNHH Giao nhận vận tải Cường Quốc

Địa chỉ trụ sở: 68/18 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM.

Văn phòng: Tầng 7, Tòa Nhà Parami, 140 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0972 66 71 66

Email: info@cuongquoclogistics.com

Website: https://cuongquoclogistics.com/  

 

0972.66.71.66 0972667166