Trong quá trình sản xuất, hoạt động tại các xưởng, nhà máy, nồi hơi là một trong các thiết bị cần thiết nhất. Làm các nào thực hiện thủ tục nhập khẩu nồi hơi công nghiệp? Theo dõi những chia sẻ sau của Cường Quốc Logistics để tìm hiểu thêm về thủ tục này.
Những điều cần biết về nồi hơi
Nồi hơi là gì?
Nồi hơi công nghiệp (Steam Boiler) là thiết bị chuyên dụng để chuyển hóa nước thành hơi nước. Phục vụ cho các lĩnh vực sản xuất: tua bin hơi nước, hệ thống sấy, hệ thống sưởi, hấp,…
Nồi hơi công nghiệp có thể sử dụng trong hoạt động của các cơ sở kinh doanh, các xí nghiệp, thậm chí là cả một khu công nghiệp lớn.
Thành phần của nồi hơi
Một nồi hơi công nghiệp được cấu thành bởi các phần chính, bao gồm:
- Hệ thống hơi: Làm nhiệm vụ thu thập, kiểm soát lượng hơi nóng mà lò hơi tạo ra.
- Hệ thống cấp nước cho nồi hơi: Hệ thống sẽ cấp nước vào trong nồi hơi để tạo nên hơi nước nóng.
- Hệ thống nhiên liệu đầu vào: Nó có nhiệm vụ cấp nhiệt liệu để đốt tạo ra hơi nước, nhiệt cao.
- Thiết bị điều khiển, một số loại van hơi nóng.
Cấu tạo của nồi hơi công nghiệp gồm các bộ phận như:
- Buồng đốt: Nơi để chứa tất cả nguyên liệu để đốt lò hơi. Nhiệt độ của buồng đốt có thể tăng cao lên vài trăm độ C nếu lò hơi hoạt động.
- Đầu đốt: Nó chính là nơi cấp khí, nguồn nguyên liệu cháy cho lò hơi.
- Bộ phận cảm biến nhiệt: Nó sẽ cảm biến tự động nhận biết được nhiệt trong lò hơi và điều khiển việc lò hơi dừng lại hay tiếp tục tự động đốt.
- Bộ trao đổi nhiệt: Nó sẽ đưa nhiệt từ buồng đốt để làm nước trong lò hơi nóng, đẩy nhanh tốc độ bay hơi.
- Bể mở rộng: Có nhiệm vụ bảo vệ lò hơi.
- Hệ thống bơm tuần hoàn: Bơm sẽ đẩy nguồn nước nóng đi vào ống dẫn cho lò hơi vận hành và đẩy lượng nước dư sau khi kết thúc quá trình trao đổi nhiệt về lại bể chứa.
- Van chảy ngược: Là thiết bị chuyên dùng cho hơi nóng, chống dòng chảy ngược về gây hỏng bơm, bảo vệ nồi hơi.
- Dòng trở lại: Chính là các dòng sau đi đã nguội thì sẽ theo đường ống về lại lò hơi.
- Đường cung: Hệ thống đường ống dẫn hơi nóng, nước nóng.
Các loại nồi hơi
Tùy theo nhu cầu và mục đích, mỗi đơn vị có thể sử dụng một loại nồi hơi công nghiệp khác nhau. Hiện nay, tại Việt Nam, các nồi hơi công nghiệp phổ biến có thể kể đến như:
- Nồi hơi ghi xích (nồi hơi đốt than ghi xích)
- Nồi hơi đốt trấu
- Nồi hơi tổ hợp công nghiệp, nồi hơi đa năng
- Nồi hơi đốt gas, dầu DO, biomass
- Nồi hơi dầu tải nhiệt
Công dụng của nồi hơi
Nồi hơi là một trong những thiết bị quan trọng không thể thiếu trong các nhà máy hay xí nghiệp sản xuất. Một số ứng dụng phải kể đến khi sử dụng nồi hơi như:
- Dùng trong hệ thống bếp nấu công nghiệp bằng hơi
- Phục vụ cho các ngành công nghiệp sấy, dệt may, chế biến thực phẩm, sản xuất,…
- Cung cấp nhiệm vụ cung cấp nhiệt cho một số thiết bị máy móc cần lượng nhiệt lớn để vận hành
- Ứng dụng trong hệ thống trị tiệu, phục hồi chức năng cho người bệnh
- Dùng cho hệ thống nước uống trong ngành y tế để đảm bảo độ thanh trùng, tiệt trùng, phục vụ cho bệnh viện
- …
Cùng tham khảo thủ tục nhập khẩu nồi hơi công nghiệp ngay dưới đây!
>>> Xem thêm: MNF là gì? Hướng dẫn các bước khai MNF
Mã HS Code nồi hơi
Như đã nêu trên, nồi hơi công nghiệp có rất nhiều loại khác nhau. Do đó, mỗi loại nồi hơi sẽ có một mã HS Code khác nhau.
Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu nồi hơi, doanh nghiệp bắt buộc phải tra cứu mã HS Code của sản phẩm đó.
Việc kiểm tra chính xác mã HS Code sẽ giúp doanh nghiệp nhập khẩu xác định được thuế nhập khẩu nồi hơi và các chính sách nhập khẩu đi kèm.
Mã HS Code nồi hơi thuộc nhóm 802. Một số mã HS Code của từng loại nồi hơi doanh nghiệp có thể tham khảo như:
Mô tả | Mã hs | Thuế NK ưu đãi
(%) |
NỒI HƠI TẠO RA HƠI NƯỚC HOẶC TẠO RA HƠI KHÁC: |
||
Mã hs nồi hơi dạng ống nước với công suất hơi nước trên 45 tấn/giờ. Hoạt động bằng điện. | 84021110 | 0 |
Mã hs nồi hơi dạng ống nước với công suất hơi nước trên 45 tấn/giờ. Không hoạt động bằng điện. | 84021120 | 0 |
Mã hs nồi hơi dạng ống nước với công suất hơi nước trên 15 tấn/giờ nhưng không quá 45 tấn/giờ. Hoạt động bằng điện. | 84021211 | 5 |
Mã hs nồi hơi dạng ống nước với công suất hơi nước không quá 15 tấn/giờ. Hoạt động bằng điện. | 84021219 | 5 |
Mã hs nồi hơi dạng ống nước với công suất hơi nước trên 15 tấn/giờ nhưng không quá 45 tấn/giờ.Không hoạt động bằng điện. | 84021221 | 5 |
Mã hs nồi hơi dạng ống nước với công suất hơi nước không quá 15 tấn/giờ. Không hoạt động bằng điện. | 84021229 | 5 |
NỒI HƠI TẠO RA HƠI KHÁC, KỂ CẢ LOẠI NỒI HƠI KIỂU LAI GHÉP: |
||
Mã hs nồi hơi với công suất hơi nước trên 15 tấn/giờ. Hoạt động bằng điện. | 84021911 | 3 |
Mã hs nồi hơi với công suất hơi nước dưới 15 tấn/giờ. Hoạt động bằng điện. | 84021919 | 3 |
Mã hs nồi hơi với công suất hơi nước trên 15 tấn/giờ. Không hoạt động bằng điện. | 84021921 | 3 |
Mã hs nồi hơi với công suất hơi nước dưới 15 tấn/giờ. Không hoạt động bằng điện. | 84021929 | 3 |
Mã hs nồi hơi nước quá nhiệt hoạt động bằng điện | 84022010 | 0 |
Mã hs nồi hơi nước quá nhiệt không hoạt động bằng điện | 84022020 | 0 |
Mã hs nồi hơi nước sưởi trung tâm trừ các loại thuộc nhóm 84.02. | 84031000 | 0 |
BỘ PHẬN NỒI HƠI: |
||
Mã hs thân, vỏ hoặc vỏ bọc nồi hơi | 84039010 | 0 |
Mã hs các bộ phận khác của nồi hơi | 84039090 | 0 |
Chứng từ cần thiết khi nhập khẩu nồi hơi
Theo quy định của thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018, hồ sơ thực hiện thủ tục nhập khẩu nồi hơi bao gồm:
- Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng
- Invoice
- Packing list
- Bill of lading
- Chứng nhận chất lượng (C/Q)
- Chứng nhận xuất xứ (C/O).
- Test report của sản phẩm hoặc bảng kết quả thử nghiệm của nơi sản xuất.
Thủ tục nhập khẩu nồi hơi
Đối với các loại nồi hơi có áp suất làm việc định mức trên 0.7 bar, thì doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm tra chất lượng hàng hóa theo quyết định 1182/QĐ-BCT ngày 06/04/2021.
Quy trình kiểm tra chất lượng sẽ được tiến hành bằng hồ sơ giấy hoặc thực hiện online trên hệ thống 1 cửa quốc gia.
Bên cạnh đó, quy trình kiểm tra chất lượng sẽ được thực hiện song song với việc thực hiện các thủ tục nhập khẩu nồi hơi.
Các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu nồi hơi bao gồm:
Bước 1: Khai tờ khai hải quan
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến, doanh nghiệp cần xác định chính xác mã hs code nồi hơi.
Sau đó, doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ giấy cho cơ quan chức năng hoặc nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai.
Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.
Lúc này, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng nồi hơi theo quy định.
Bước 3: Thông quan tờ khai hải quan
Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai.
Doanh nghiệp có thể đóng thuế nhập khẩu nồi hơi cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.
Bước 4: Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng
Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang về kho.
Sau khi đưa hàng về kho, doanh nghiệp cần thông báo cho Trung tâm giám định để kiểm tra và ra chứng tư hợp chuẩn hợp quy cho nồi hơi.
Có chứng thư thì quý vị có thể bổ sung cho cơ quan phụ trách của Bộ Công Thương.
Đối với những loại nồi hơi không thuộc vào đối tượng phải kiểm tra theo Quyết định 1182/QĐ-BCT ngày 06/04/2021. Thì thủ tục nhập khẩu nồi hơi sẽ tiến hành bình thường như những mặt hàng khác.
Đối với nồi hơi đã qua sử dụng thì doanh nghiệp phải làm thêm giám định về tuổi của thiết bị đã qua sử dụng.
Kiểm tra chất lượng
Đối với việc kiểm tra nhà nước về chất lượng mặt hàng nồi hơi, doanh nghiệp cần chuẩn bị những loại hồ sơ sau:
- Đơn xin đăng ký kiểm tra chất lượng
- Hoá đơn thương mại (Invoice)
- Phiếu đóng gói (Packing List)
- Test report hoặc bảng kết quả thử nghiệm của nơi sản xuất.
Thời gian đăng kiểm và kiểm hàng thực tế có kết quả là 5 ngày làm việc.
>>> Xem thêm: Danh sách 9 hãng tàu nội địa ở Việt Nam
Kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu
Theo quy định của Bộ Công Thương, từ ngày 01/01/2015, các thiết bị thuộc nhóm thiết bị gia dụng, thiết bị công nghiệp hay thiết bị văn phòng sẽ không được nhập khẩu nếu thiết bị này có hiệu suất dưới mức hiệu suất năng lượng tối thiểu (MEPS).
MEPS là mức Hiệu suất năng lượng thấp nhất mà các sản phẩm sử dụng năng lượng phải đạt được để được cấp phép lưu thông trên thị trường.
Các cơ sở thử nghiệm MEPS được chỉ định
Các cơ sở thử nghiệm MEPS được chỉ định bao gồm:
- Phòng thử nghiệm Điện- Điện tử – Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 (Quatest 1).
- Phòng thử nghiệm Điện- Điện tử – Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest 3).
- Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng TP.HCM.
- Trung tâm thử nghiệm-Kiểm định công nghiệp thuộc Viện Cơ khí Năng lượng & Mỏ, Vinacomin.
- Phòng thử nghiệm Công ty TNHH Intertek Testing Services (Thái Lan).
- Korea Testing Laboratory (KTL) Hàn Quốc.
- Phòng thử nghiệm Điện- Điện tử – Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2 (Quatest 2).
Căn cứ pháp lý
- Công văn số 1592/TCHQ-GSQL ngày 14/02/2015 V/v thực hiện mức hiệu suất năng lượng tối thiểu – Mức MEPS.
- Công văn số 1808/TCNL-KHCN ngày 30/12/2014 V/v hướng dẫn thực hiện lộ trình dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.
- Công văn số 4748/BKHCN-CNN ngày 22/12/2014.
- Thông tư liên tịch số 43/2014/TTLT-BGTVT-BCT ngày 24/09/2014 Quy định về dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô con loại từ 07 chỗ trở xuống.
- Quyết định số 78/2013/QĐ-TTg ngày 25/12/2013 quy định Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới.
- Thông tư số 07/2012/TT-BCT ngày 04/04/2012 quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện và thiết bị sử dụng năng lượng.
- Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg ngày 12/09/2011 quy định Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện.
Quy trình kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu của nồi hơi
Để kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu của nồi hơi, doanh nghiệp cần thực hiện các quy trình bắt buộc sau:
Bước 1: Gửi công văn yêu cầu thử nghiệm
Doanh nghiệp có nhu cầu kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu của nồi hơi cần gửi công văn yêu cầu đến các cơ sở thử nghiệm MEPS được chỉ định. Tại Việt Nam, doanh nghiệp có thể gửi công văn đến Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Bắc(ETC1).
ETC1 sẽ gửi mẫu công văn cho các Doanh nghiệp tham khảo. Công văn gửi về theo địa chỉ: Số 465 – Nguyễn Văn Linh, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội. Fax: 043 8759080. ĐT: 043 8759 361.
Bước 2: Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Bắc sẽ lập báo giá và gửi cho doanh nghiệp yêu cầu công văn thử nghiệm sản phẩm.
Bước 3: Doanh nghiệp đàm phán, thống nhất giá với ETC1. Khi thống nhất xong, Doanh nghiệp ký (đóng dấu) xác nhận vào báo giá, thông báo ngày cần thử nghiệm và gửi lại Báo giá lại cho ETC1.
Bước 4: Căn cứ vào báo giá, khi lò hơi đã lắp đặt xong – đưa vào vận hành, Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Bắc sẽ cử Đội công tác đến tận hiện trường để tiến hành thử nghiệm hiệu suất nồi hơi.
Bước 5: Sau khi thử nghiệm tại hiện trường xong, 1 tuần sau, Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Bắc sẽ có Biên bản kết quả thử nghiệm hiệu suất nồi hơi. Doanh nghiệp cần thanh toán tiền dịch vụ theo Báo giá trước khi nhận Biên bản kết quả thử nghiệm.
Kết luận
Hy vọng với những thông tin mà Cường Quốc Logistics cung cấp sẽ giúp ích cho doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục nhập khẩu nồi hơi công nghiệp.
Nếu quý doanh nghiệp và quý bạn đọc còn thắc mắc về các hồ sơ liên quan trong quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu nồi hơi, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline để được tư vấn chi tiết.
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI CƯỜNG QUỐC
Văn phòng: Tầng 7, Tòa Nhà Parami, 140 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0972 66 71 66
Email: info@cuongquoclogistics.com
Website: https://cuongquoclogistics.com/