• Call: 0972.66.71.66
  • Email: info@cql.com.vn
EN VI

Xuất xứ hàng hóa là gì? Quy định về xuất xứ hàng hóa

Trang chủ » Kiến thức » Xuất xứ hàng hóa là gì? Quy định về xuất xứ hàng hóa

Xuất xứ hàng hóa là gì? Quy định về xuất xứ hàng hóa như thế nào? Cùng Cường Quốc Logistics tìm hiểu chi tiết qua chia sẻ dưới đây.

Xuất xứ hàng hóa là gì?

Xuất xứ hàng hóa là gì? Căn cứ vào Luật quản lý ngoại thương năm 2017 và khoản 1 điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, xuất xứ hàng hóa được quy định như sau:

Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

Xuất xứ hàng hóa là gì?
Xuất xứ hàng hóa là gì?

Theo đó, xuất xứ hàng hóa là xuất xứ của một sản phẩm/ hàng hóa bất kỳ.

Nếu việc chuyên môn hoá quốc tế dẫn đến hàng hoá được sản xuất tại nhiều quốc gia, qua nhiều công đoạn chế biến, thì quốc tịch của hàng hoá đó được xác định là nơi hàng hoá đó được sản xuất, chế biến, gia công hay lắp ráp và đáp ứng một số tiêu chuẩn nào đó phù hợp với các thoả thuận thương mại giữa các nước, khối kinh tế, khu vực hoặc các vùng lãnh thổ.

Sau khi tìm hiểu khái niệm Xuất xứ hàng hóa là gì, Cường Quốc Logistics xin mời bạn đọc tiếp tục theo dõi các thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa và quy tắc xuất xứ hàng hóa qua những nội dung sau.

Phân biệt xuất xứ hàng hóa và nơi sản xuất hàng hóa

Dù là thuật ngữ khá quen thuộc, tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng xuất xứ hàng hóa và nơi sản xuất hàng hóa là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ Logistics, bạn cần phải phân biệt rõ hai khái niệm này.

Tiêu chí Xuất xứ hàng hoá Nơi sản xuất
Khái niệm Là nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cuối cùng đối với hàng hoá Chỉ khu vực sản xuất, chế biến ra sản phẩm đó, đươc người tiêu dùng xem là nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
Bản chất Chứng nhận nơi xuất xứ hàng hoá để hưởng các ưu đãi thuế quan Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về nơi sản xuất ra hàng hoá
Giá trị pháp lý Được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.– Bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hoá (theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP) Không có giá trị pháp lý, chỉ có giá trị thương mại nhằm khẳng định nơi sản xuất hàng hoá để thu hút người tiêu dùng

Tại sao phải có quy tắc về xuất xứ hàng hóa?

Quy tắc xuất xứ hàng hóa

Căn cứ vào quy định tại Điều 3 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP, các quy tắc xuất xứ hàng hóa được chia thành quy tắc xuất xứ ưu đãi & quy tắc xuất xứ không ưu đãi:

  • Quy tắc xuất xứ ưu đãi: áp dụng cho các hàng hoá có cam kết hoặc thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan.
  • Quy tắc xuất xứ không ưu đãi: áp dụng cho hàng hóa không có cam kết hoặc thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan. Trong trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại.
Xuất xứ hàng hóa là gì?
Xuất xứ hàng hóa là gì?

1. Quy tắc xuất xứ ưu đãi

Một là, quy tắc xuất xứ hàng hóa theo điều ước quốc tế

Việc xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu để được hưởng chế độ ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan được áp dụng theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn điều ước quốc tế đó.

Đây là loại quy tắc xuất xứ phổ biến và mang lại nhiều lợi ích về hưởng ưu đãi thuế quan cho các nước thành viên, đặc biệt trong các FTA và hiệp định đối tác kinh tế. Năm 2019, Việt Nam chính thức thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiện bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu – EU (EVFTA). Trên tinh thần hội nhập quốc tế, Việt Nam cho đến nay đã tham gia và ký kết 16 FTA song phương và đa phương.

Hiệp định CPTPP và EVFTA là hai FTA thế hệ mới, ảnh hưởng tích cực đến nhiều mặt của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là tăng trưởng xuất nhập khẩu. Bằng việc gia nhập hiệp định CPTPP, ngành logistics tại Việt Nam đang sở hữu nhiều cơ hội phát triển:

  • Thúc đẩy cải thiện thể chế, hoàn thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp;
  • Tạo động lực tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống, mở rộng các ngành mà Việt Nam có nhu cầu phát triển;
  • Tạo cơ hội kinh doanh mới và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam sang các thị trường khổng lồ: Nhật Bản, Australia, New Zealand, Canada,…
Hai là, quy tắc xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác

Việc xác định xuất xứ hàng hoá xuất khẩu để được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và các ưu đãi đơn phương khác sẽ được thực hiện theo quy tắc xuất xứ của nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi này và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn quy tắc xuất xứ đó.

Loại quy tắc này được hiểu là quy tắc xuất xứ một chiều, do nước nhập khẩu tự nguyện dành ưu đãi GSP cho các nước đang hoặc kém phát triển được thụ hưởng.

Trong đó có Việt Nam. Hàng hóa xuất khẩu của nước ta nếu đáp ứng quy tắc xuất xứ do các nước thuộc EU, Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ v.v… quy định và được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu A hoặc một số Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đơn phương khác sẽ được hưởng thuế GSP khi nhập khẩu vào các nước này.

Ba là, các loại giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi
  • C/O mẫu A: là Giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang các nước, vùng lãnh thổ dành cho Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP (Generalized System of Preferences).
  • C/O mẫu D: là Giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho các sản phẩm mua bán giữa các nước thành viên ASEAN để được hưởng các ưu đãi theo Hiệp định ATIGA.
  • C/O mẫu E: hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và nước Công hoà Nhân dân Trung Hoa (ACFTA).
  • C/O mẫu AK: Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Chính phủ Đại Hàn dân quốc (AKFTA).
  • CO mẫu AJ: Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Chính phủ Nhật Bản (AJFTA).
  • C/O mẫu AANZ: Hiệp định thương mại tự do ASEAN ÚC New Zealand (AANZFTA).
  • C/O mẫu AI: Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Ấn độ (AIFTA).
  • C/O mẫu EAV: Hiệp định thương mại tự do VN-Liêm minh kinh tế Á Âu.
  • C/O mẫu VC: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Chi Lê.
  • C/O mẫu KV/VK: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Hàn Quốc.
  • C/O mẫu JV/VJ: Hiệp định đối tác Kinh tế VN – Nhật Bản.
  • C/O mẫu S – Lào: Bản Thỏa thuận Hợp tác kinh tế VN – Lào
  • C/O mẫu S/X – Cambodia: Bản Thỏa thuận Hợp tác kinh tế VN – Cambodia
Bốn là, tiêu chí xuất xứ hàng hóa ưu đãi

Hàng hóa đáp ứng một trong các tiêu chí xuất xứ cơ bản sau tùy theo quy định của từng FTA thì được coi là có xuất xứ của FTA đó:

  • Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hoặc nhiều nước thành viên (WO hay WO khối).
  • Hàng hóa không có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu, nhưng đáp ứng tiêu chí chung hoặc danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng (Non-WO).
  • Hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu chỉ từ những nguyên liệu có xuất xứ một hay nhiều nước thành viên FTA (PE).
Năm là, các hiệp định song phương, đa phương
  • Hiệp định đơn phương (GSP);
  • Hiệp định song phương (VJEPA, VCFTA, CPTPP…);
  • Hiệp định đa phương (ATIGA, ASEAN +, FTAs).

2. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi

Quy định quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam, cụ thể về hàng hóa có xuất xứ thuần túy, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy, các công đoạn gia công chế biến đơn giản, tỷ lệ De minimis, các yếu tố gián tiếp…

Đối với hàng hóa có xuất xứ không thuần túy, danh mục quy tắc cụ thể mặt hàng theo từng dòng HS 6 số của 97 Chương trong Biểu thuế đã được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 03 tháng 4 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là Thông tư số 05/2018/TT-BCT).

Hàng hóa của thương nhân xuất khẩu đi từ Việt Nam nếu đáp ứng tiêu chí xuất xứ quy định tại Phụ lục này và các quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Nghị định số 31/2018/NĐ-CP sẽ được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không ưu đãi hay còn gọi là C/O mẫu B của Việt Nam.

Tại sao phải có quy tắc xuất xứ hàng hóa?

Để thúc đẩy các hoạt động thương mại, các quốc gia đã hình thành các nhóm, khu vực thương mại tự do bằng hình thức cắt, giảm thuế đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên.

Do đó, các quy tắc về xuất xứ hàng hóa được ra đời, đảm bảo quyền lợi cho hàng hóa và đơn vị xuất xứ hàng hóa.

  • Giúp các quốc gia được hưởng lợi ích thuế quan ưu đãi tương ứng trong khu vực.
  • Thông qua việc ROO, các cơ quan có thể áp dụng các biện pháp thương mại. Chống tình trạng bán phá giá, thuế đối kháng, biện pháp tự vệ,…
  • Hỗ trợ hoạt động thống kê thương mại của cơ quan nhà nước.
  • Thực thi các quy định pháp luật về nhãn và ghi nhãn hàng hóa.
  • Phục vụ hoạt động mua sắm của chính phủ theo quy định của pháp luật quốc gia và luật quốc tế.
  • Kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu, đảm bảo quyền lợi quốc gia thành viên. Đồng thời, ngăn chặn hàng hóa của các quốc gia không nằm trong khu vực FTA mà vẫn được hưởng quyền lợi thuế ưu đãi.

Hàng hóa được xuất xứ Made in Vietnam

Căn cứ vào nghị định 31/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa là căn cứ để xác định “hàng hóa có xuất xứ Việt Nam”, được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam nhằm hưởng ưu đãi thuế quan hoặc phi thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường mà Việt Nam có cam kết quốc tế.

Do đó, hàng hóa xuất xứ “Made in Vietnam” có thể hiểu theo nhiều nghĩa như:

  • Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam để hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết hội nhập kinh tế quốc tế;
  • Hàng hóa có công đoạn sản xuất tại Việt Nam;
  • Hàng hóa có thương hiệu của Việt Nam.
Hàng hóa được xuất xứ Made in Vietnam
Hàng hóa được xuất xứ Made in Vietnam

Đối với trường hợp “Hàng hóa có công đoạn sản xuất tại Việt Nam”, điều 9 Nghị định 31 quy định là Công đoạn gia công, chế biến sau đây khi được thực hiện riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau, được xem là đơn giản và không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ:

  • Các công việc bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu kho (thông gió, trải ra, sấy khô, làm lạnh, ngâm trong muối, xông lưu huỳnh hoặc thêm các phụ gia khác, loại bỏ các bộ phận bị hư hỏng và các công việc tương tự);
  • Các công việc như lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm cả việc xếp thành bộ) lau chùi, sơn, chia cắt ra từng Phần;
  • Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng; đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác;
  • Dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm các nhãn hiệu, nhãn, mác hay các dấu hiệu phân biệt tương tự;
  • Trộn đơn giản các sản phẩm, dù cùng loại hay khác loại;
  • Lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.

Đối với trường hợp “Hàng hóa có thương hiệu Việt Nam”, ta có thể nghĩ tới quy định về chỉ dẫn địa lý được đề cập trong Luật Sở hữu trí tuệ:

  • Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
  • Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa là gì và quy định về xuất xứ hàng hóa.

Cảm ơn quý bạn đọc đã chú ý theo dõi! Nếu cần giải đáp thắc mắc liên quan đến Logistics, xin vui lòng liên hệ Cường Quốc qua website hoặc hotline: 0972 66 71 66.


CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI CƯỜNG QUỐC

Văn phòng: Tầng 7, Tòa Nhà Parami, 140 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0972 66 71 66

Email: info@cuongquoclogistics.com

Website: https://cuongquoclogistics.com/

0972.66.71.66 0972667166