Để vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng, một trong những loại hình vận tải được nhiều doanh nghiệp sử dụng chính là vận tải đường biển. Trong đó, giá cước vận tải biển luôn là vấn đề được nhiều đơn vị quan tâm.
Trong giai đoạn kinh tế suy thoái hiện nay, giá cước vận tải biển cũng có nhiều thay đổi, ảnh hưởng đến các bên trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.
Cùng Cường Quốc Logistics tìm hiểu giá cước vận tải biển hiện nay và cách tính giá cước vận tải biển qua những chia sẻ dưới đây!
Thực trạng giá cước vận tải biển hiện nay
Trước tình hình chung của toàn cầu, thị trường vận tải biển đã và đang có nhiều thay đổi lớn.
Tính đến tháng 09 năm 2022, giá thuê tàu với các cỡ tàu khác nhau giảm từ 30-50% , giảm 30-60% so với mức đỉnh vào tháng 03 năm 2022.
Mặc dù giá thuê hiện tại vẫn cao hơn 4 lần so với hai năm trước, tuy nhiên, tốc độ giảm đáng kể vẫn khiến thị trường ngạc nhiên. Đồng thời, tốc độ này còn được dự báo giảm sâu hơn trong ngắn hạn.
Trong khi đó, giá cước vận tải biển tiếp tục giảm khi Chỉ số giá cước vận tải container (World Container Index) giảm 28% trong tháng qua, tương đương mức giảm 54% kể từ tháng 2 năm 2022.
Nhiều chuyên gia trong ngành đồng ý rằng mùa cao điểm vận tải biển thường thấy hàng năm có khả năng sẽ không xảy ra trong năm nay do hàng tồn kho của nhà bán lẻ ở mức cao và nhu cầu tiêu dùng suy yếu.
Ở thị trường nội địa, sản lượng hàng hóa thông qua cảng đã giảm dần trong những tháng gần đây. Tổng sản lượng container thông qua cảng tăng 17,5% so với cùng kỳ trong tháng 8 và chỉ tăng 2,2% trong 8 tháng đầu năm 2022.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ đã phục hồi kể từ tháng 8 do mức nền so sánh thấp của năm ngoái, nhưng sản lượng vận tải hàng tháng đang giảm dần.
>>> Xem thêm: Kinh tế suy thoái, giá cước vận chuyển lao dốc, triển vọng nào cho cổ phiếu cảng biển?
Căn cứ tính cước vận tải biển
Mỗi loại hàng hóa sẽ có cách tính giá cước vận tải khác nhau. Thông thường, giá cước vận tải sẽ được áp dụng theo nguyên tắc so sánh. Trước khi quyết định chi phí vận chuyển, hàng hóa sẽ được cân trọng lượng và đo thể tích.
Hiện nay, đa phần các hàng hóa được tính theo thể tích (đơn vị CBM) trước. Sau đó mới quy đổi ra trọng lượng (KGS). Khi trọng lượng quy đổi được xác định thì mới áp dụng công thức để tính kích thước hàng hóa.
Yếu tố ảnh hưởng đến giá cước vận tải biển
Để xác định giá cước vận tải biển, bạn phải dựa vào các yếu tố sau đây:
- Khối lượng & kích cỡ hàng hóa: Với các đơn hàng có trọng lượng và thể tích lớn, giá cước vận chuyển hàng hóa thường cao hơn so với các đơn hàng có trọng lượng và thể tích nhỏ hơn. Đây là yếu tố quyết định đến giá cước vận tải biển
- Loại hàng hóa: Với những hàng hóa đặc biệt, dễ hư hỏng, dễ vỡ, trong quá trình vận chuyển, bạn phải trả thêm phụ phí để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
- Địa chỉ giao nhận hàng hóa: Nếu địa chỉ giao nhận hàng hóa có khoảng cách xa hơn kho hàng, hoặc địa chỉ giao nhận tại các vùng sâu, vùng xa, vùng giao thông kém phát triển thì giá cước giao hàng cũng cao hơn.
- Yêu cầu bảo quản đơn hàng: Nếu đơn hàng (thực phẩm, hàng đông lạnh,…) cần yêu cầu bảo quản trong quá trình vận chuyển thì người gửi phải chi trả thêm chi phí cho hoạt động này.
- Chính sách giá của mỗi đơn vị vận chuyển: Mỗi đơn vị vận chuyển có một chính sách giá khác nhau. Do đó, khi quyết định lựa chọn đơn vị vận chuyển, bạn cần tham khảo các mức giá và lựa chọn đơn vị có mức giá tiết kiệm chi phí nhất.
>>> Xem thêm: Container là gì? Có mấy loại container
Cách tính giá cước vận tải biển
Giá cước vận tải biển của hàng FCL
FCL (Full Container Load) là xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container. Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng.
Để tính giá cước vận tải biển cho hàng FCL, thông thường chúng ta chỉ cần quan tâm đến trọng lượng thực của hàng hóa nằm trong giới hạn tối đa cho phép của container, tức là thông số payload của container.
Khi đó, chúng ta sẽ được các hãng forwarder chào cước vận tải đường biển trên đơn vị container.
Ví dụ: Cước vận tải đường biển từ Hải Phòng đi Cửa Lò là: 3.000.000đ/20’ và 4.000.000đ/40’.
Tuy nhiên thực tế có nhiều biến hóa mà chúng ta cần phải thích nghi là đối với các mặt hàng nhẹ, các hãng vận tải thường ưu tiên hơn và áp dụng mức giá cạnh tranh hơn do đó không hẳn là tuyến giống nhau thì cước giống nhau đối với hàng FCL.
Giá cước vận tải biển của hàng LCL
LCL (Less than Container Load) là cách thức vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác.
Khi đó, công ty dịch vụ sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng, hay consolidation.
Để tính giá cước vận tải biển cho hàng LCL, bạn cần trải qua các bước sau đây:
- Bước 1: Xác định thể tích lô hàng:
Kích thước của loại kiện 1 x số lượng kiện 1 + kích thước của loại kiện 2 x số lượng kiện 2 +…+ kích thước của loại kiện n x số lượng kiện n = tổng cộng CBM (m3)
Để xác định kích thước của một loại kiện nào đó:
Kích thước của mỗi kiện = dài (cm) x rộng (cm) x cao (cm) /1.000.000 = dài (m) x rộng (m) x cao (m)
- Bước 2: Xác định trọng lượng lô hàng: tổng trọng lượng của tất cả các kiện trong một lô hàng.
- Bước 3: Xác định trọng lượng tính cước: so sánh trọng lượng thể tích và trọng lượng hàng, cái nào lớn hơn thì lấy.
- Bước 4: Tính cước vận chuyển hàng LCL đường biển:
Trước khi tính cước vận chuyển thì chúng ta cần xác định được trọng lượng thể tích của lô hàng từ thông số thể tích (số khối) của lô hàng. Cách quy đổi từ số khối sang trọng lượng thể tích là như sau:
1 CBM = 1000kg (còn tuỳ vào hãng vận chuyển)
Sau khi quy đổi, người ta sẽ so sánh trọng lượng thực và trọng lượng thể tích của hàng hóa. Giá trị nào lớn hơn sẽ được sử dụng để tính cước vận chuyển.
Cước vận chuyển = Trọng lượng tính cước x Đơn giá vận chuyển.
So sánh vận tải biển, vận tải đường bộ & đường hàng không
Khi vận chuyển hàng hóa, doanh nghiệp có thể vận chuyển qua đường biển và đường bộ. Mỗi cách thức đều có những ưu nhược điểm riêng.
Để chọn được 1 phương thức vận chuyển hàng hóa đáp ứng thời gian, chi phí, tính an toàn cho hàng hóa, bạn có thể dựa vào bảng so sánh các loại hình vận tải sau đây:
Ưu điểm | Nhược điểm | |
Vận tải đường biển | – Phục vụ hầu hết các loại hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa cồng kềnh, số lượng lớn. – Hiếm xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông trên biển. – Năng lực chuyên chở không bị hạn chế. – Cược vận tải đường biển thấp. |
– Thời gian giao hàng chịu ảnh hưởng bởi thời tiết, điều kiện tự nhiên.
– Thời gian giao hàng chậm. – Phải kết hợp thêm các phương thức vận tải khác để giao hàng đến tay nhà nhập khẩu. |
Vận tải đường bộ | – Linh hoạt trong quá trình vận chuyển, không bị phụ thuộc bởi giờ giấc và lịch trình cố định. – Thời gian giao hàng và địa điểm giao hàng tùy thuộc vào thương lượng giữa các bên mua bán. – Tự chọn phương tiện, tuyến đường vận chuyển và số lượng hàng hóa vận chuyển. – Thời gian giao hàng nhanh. – Không qua bất kì trung gian nào, không bị độn chi phí. |
– Tốn chi phí tại các trạm thu phí đường dài.
– Nguyên cơ tắc đường trong quá trình vận chuyển. – Không phù hợp với các loại hàng hóa cồng kềnh, khối lượng quá lớn. |
Vận tải đường hàng không | – Tốc độ giao hàng nhanh – Đảm bảo an toàn hàng hóa trong quá trình vận chuyển |
– Chi phí vận tải đắt đỏ
– Đòi hỏi trình độ khoa học cao – Chỉ thích hợp vận chuyển những hàng hóa gọn nhẹ có giá trị cao – Giấy tờ được yêu cầu kiểm soát cao hơn, chặt chẽ hơn, phải đủ loại giấy tờ mới có thể vận chuyển được |
Lưu ý khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Ngoài giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, bạn cần quan tâm đến những lưu ý sau trong quá trình vận chuyển:
- Hạn chế gửi những hàng hóa dễ vỡ hoặc hàng hóa nguy hiểm cho đơn vị vận chuyển vì đây là những loại hàng hóa dễ phát sinh thêm chi phí trong quá trình vận chuyển.
- Những loại hàng hóa cồng kềnh, có kích thước và trọng lượng lớn thường sẽ có chi phí vận chuyển cao.
- Để đảm bảo hàng hóa được giao nhận an toàn, người nhận có thể lựa chọn thêm dịch vụ bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu hàng hóa không thực sự cần đến dịch vụ này, bạn có thể không chọn để tránh tốn thêm chi phí.
- Nếu cần sử dụng thêm dịch vụ đóng gói, bảo hiểm, bốc xếp hàng hóa thì bạn phải hỏi phía kỹ thuật. Với số lượng hàng hóa lớn, bạn có thể đàm phán với bên kỹ thuật để giảm phụ phí khi vận chuyển.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết tra cứu HS Code
Kết luận
Những chia sẻ trên của chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về giá cước vận tải biển đầy đủ và chính xác nhất. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn.
Theo dõi Cường Quốc Logistics để cập nhật thêm những tin tức hữu ích!
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI CƯỜNG QUỐC
Văn phòng: Tầng 7, Tòa Nhà Parami, 140 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0972 66 71 66
Email: info@cuongquoclogistics.com
Website: https://cuongquoclogistics.com/